Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 018 ]

Sơn tây 3


―  Đình Đông Lâu. H. Bất Bạt. T. Sơn Tây.
Đình dựng trên sườn đồi. Lối đi chính vào là 1 bố cục 4 cây trụ lồng đèn 2 thấp rồi 2 cao được nối với

nhau bằng 2 vách tường đắp voi chầu. Hai bên cách 1 đoạn tường hoa là lối đi phụ chui qua cổng nhỏ để dẫn lên những dẫy tảo mạc xây theo 2 cấp sân.
Gần sau tường hoa giữa lối đi chính và lối đi phụ có xây 2 lầu chuông lầu trống. Đặc điểm nữa ở đây là đầu hồi những nhà tả hữu vu có mở cửa đi  ở dưới, cửa thông gió ở trên và làm 2 tầng mái góc vươn cao vút lên trời.

―  Le đinh est construit sur la pente d'une colline.

L'entrée principale est constituée de quatre pylônes, reliés par des pans de mur décorés d'un éléphant agenouillé en bas relief. Deux petits portiques, servant d'entrées secondaires, conduisent à deux rangées de pavillons latéraux bordant deux niveaux de cours dallés. Derrière le mur de clôture, entre les entrées, s'élèvent des pavillons où l'on garde le tambour et la cloche. Ce qui est spécial ici est le fait que les pignons des pavillons secondaires ont deux niveaux d'ouverture servant d'entrée en bas et de fenêtre lucarne en haut.


―  Đình  Cổ Đô. H. Bất Bạt . T. Sơn Tây;

Đình làm kiểu chữ công. Đại đình sàn gỗ. và hậu cung vách ván đố lụa. Dưới góc đao xây tường góc cắt nấc cả trên lẫn dưới là đặc điểm của miền Sơn Tây  thượng là Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện.

―  C'est un đinh au plan en H. Il possède un plancher sur pilotis dans le grand bâtiment antérieur et des cloisons de bois dans les autres parties du đinh. Des murs d'angle supportent les angles des toitures avec saillies coupées en redans, en haut et en bas. C'est un trait caractéristique de l'architecture de Sơn Tây.


― Cổng đền Cổ Đô. Làng Cổ đô. H. Tân Phong. T. Sơn Tây;

Đền thờ 1 công thần đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) có công dẹp loạn Dương Nhật Lễ. Vị công thần này nguyên họ Đỗ, sau cải sang họ Nguyễn, tục danh Nghĩa.

Đền cũng là lăng mộ lập trên một quả đồi cây cối xum xuê, trước mặt liền mặt đê nhìn ra Ngã Ba Hạc, cảnh trí phong quang, sông nước bát ngát, xa xa là núi Hùng ở về phía Tây Bắc.

Đền xây bằng gạch, nhỏ bé như một cái am, miếu ;  bên trong có tượng Nguyễn tướng quân, đục chạm thô sơ, tương truyền tạc trên 1 hòn đá mọc. Cổng đền trái lại là 1 công trình kiến trúc khá đồ sộ và đặc sắc, tương truyền được các cụ người làng ngày xưa làm quan trong triều đã lấy kiểu cung, phủ về xây.

Cổng làm kiểu tam quan, khoang giữa cao hơn 2 bên. Cả ba đều làm 2 tầng mái chồng diêm, tường hồi bít đốc, dưới ngưỡng có những con sấu đá dùng làm cối cửa đỡ cánh cổng; những diềm mái chạm thủng hình ô chám ken mặt rồng ngang cùng những mảnh chạm gắn trong những ô chữ nhật nằm bên trên các cửa đều được gia công một cách tinh vi, khéo léo. Hai bên xây tường cánh gà ôm bọc 1 thềm nền cao dài , có điểm những cây trụ ở đầu hồi và cạnh góc  đầu tường cánh gà, tất cả đều xây đắp gọn gàng ngay ngắn, ít nơi sánh kịp. Cổng này bị phá dở dang hồi năm 1952 do đoàn quân viễn chinh Pháp đóng gần đó. Hình này đã căn cứ theo ảnh chụp năm 1952 và theo1 tấm tranh của dân làng để phục nguyên lại quang cảnh trước đó.

Làng Cổ Đô là 1 làng lớn giầu thịnh nhờ có nghề dệt lụa nổi tiếng và 1 làng văn học, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, làm quan trong triều như thượng thư Nguyễn Bá lân (1700-1785) . Có lẽ ông này đã sao chép 1 kiểu cổng cung điện và đem thợ ở kinh đô Thăng Long về xây ở nghè miếu làng, nên ở trước một miếu thờ nhỏ bé này mà có một cổng tam quan kiểu cách uy nghi đường bệ có chi tiết đắp nặn  độc đáo , gờ chỉ rất ngay ngắn và chạm đục rất tinh tế xứng đáng với nghè, cây cối um tùm xanh tốt.

― Cổ Đô est un village florissant grâce au tissage de la soie. C'est également le village d'érudits célèbres qui ont travaillé à la cour, tel que Nguyễn Bá Lân. Ce dernier s'est inspiré d'un modèle de portique de la cour royale pour faire construire un portique de temple analogue dans son village, dédié à Đỗ Nghĩa qui a combattu les rebelles en 1370 - 72. C'est un portique monumental au style original et aux détails bien modelés tandis que le temple lui même est très petit et qui se trouve au fond du mamelon.


― Nhà thờ Hoàng Xá - T. Hưng Hoá .

Nhà thờ này xây cất theo kỹ thuật và kiểu cách kiến trúc cổ truyền Việt Nam: là sườn , cửa vách gỗ, mái ngói mũi hài, uốn cong ở các góc, xây cột đỡ các góc đao, trang trí trên đường bờ nóc và đường bờ góc đao bằng những hình đắp lá lật ở đây vươn lên thật cao.

Ảnh hưởng kiến trúc các nhà thờ Tây phương ở đây là nền cao, thớ dọc, lầu nhô lên ở mặt tiền và cây thập tự giá cắm trên nóc lầu chuông.

―  Cette église est construite d'après la technique et le style de l'architecture classique du Viêt-nam: La charpente, les battants des portes et les cloisons sont en bois. Les toitures sont couvertes de tuiles en écaille et se retroussent aux angles. Ces angles de toiture sont soutenus par des colonnes d'angle. Les arêtiers sont décorés, aux extrémités, de modelages de feuilles qui s'incurvent en hauteur.

L'influence de l'architecture religieuse occidentale se voit ici par la hauteur du soubassement, par la disposition de l'autel en profondeur et par le clocher en façade surmonté d'une croix.


―  Đình Hương Canh -  T. Vĩnh Yên.

Hương Canh là làng sản xuất đồ gốm : chum vại, chén, bát đĩa. Chợ họp ở bên đình.

Đình có sân trước, sân trong. Giữa 2 sân xây 6 cây trụ, tường khung bảng và cổng phụ phân cách thành 3 lối đi. Lối đi chính rộng thoáng ở giữa 2 cây trụ lớn. Tiếp đến tường khung bảng đắp voi chầu và trụ thứ nhì. Cổng phụ là cửa vòm có mái xây giữa trụ thứ nhì và trụ thứ 3.

Toàn thể khu cổng này được đắp nặn trang trí công phu hoa mỹ.

Toà đại bái đình có tường xây bọc quanh trổ cửa sổ chồng gạch, phía trước có nhà phương đình làm nhô ra sân. Nhà phương đình làm 2 mái cong chồng diêm nhưng đặc biệt ở đây là phần sau mái dưới gắn liền vào mái đại đình.

―  Le đình de Hương Canh. P. Vĩnh Yên.

Hương Canh est un village producteur des céramiques: vases, poteries, vaisselles. Le marché du village se tient à côté du đình.

Il y a deux cours devant le đình. Il y a des portiques de passage entre ces cours qui sont constitués par des pylônes, des portes reliés par des pans de murs décorés de moulures, d'éléphants en haut relief et de divers ornements. La grande salle de réunion du đình est environnée de murs de briques munis de fenêtres à claire voie. Elle est précédée d'un kiosque à double toiture mais la 2e toiture s'engage dans la toiture de la salle de réunion. C'est 1 trait particulier dans l'architecture de ce đình.


―  Thần Tiên tự ( Chùa Cói )

Chùa Cói là 1 ngôi chùa cổ được lập ra từ triều Lý (T.K 11-13)

Toà thượng điện được làm lại từ thời Mạc (T.K 15) nhưng có phong cách thời Trần. Trên mái toà tiền đường được làm nhô lên 3 gian , toà mái thứ nhì cũng là điều hiếm thấy ở các chùa khác. Hai bên sân trước chùa xây 2 ngọn tháp vuông 7 tầng, đỉnh ngọn là mái khum 2 tầng.

Hai tháp này là vật cung tiến của Quận He nguyễn Danh Phưong. Khi ông làm lãnh chúa vùng này . Vì dựng trên sườn đồi nên với thời gian, 2 tháp bị lún nghiêng vì vậy nên chùa có thêm tục danh là chùa Tháp nghiêng.

Đặc điểm kiến trúc của 2 tháp: Ở 2 tháp này đường nét vuông thành sắc cạnh chiếm đa số. Các tầng cách nhau bằng những gờ thẳng, các khung ô cửa sổ cũng vuông ở 4 tầng trên 7, 3 cửa trên cùng làm vòm uốn.

Đến tầng thứ 7 mới xây nóc vòm  khum 2 tầng để làm ngọn tháp. Khoảng năm 1938 trường Viễn Đông Bác Cổ rỡ 2 tháp ra thì thấy ở mặt tường bên trong có vẽ hình Phật ngồi trên toà sen.

―  La pagode Cói est une ancienne pagode fondée sous les Ly (11e au 13e siècle)

Le pavillon du sanctuaire a été reconstruit sous les Mạc au 15 siècle mais garde le style des Trân (13-14e siècle)

Sur la toiture du 2e bâtiment surgit une deuxième toiture sur trois travées. C'est un cas assez spécial.

Devant la pagode s'élèvent deux tours carrées à sept étages dont le dernier se couvre d'une toiture curviligne à double niveau.

Ces tours sont des constructions offertes par Quân He Nguyễn Danh Phương lorsqu'il fut le chef révolutionnaire de cette région, au milieu du 18e siècle. Construites sur la pente d'une colline, les deux tours sont penchées.  Elles ont dủ être démolies en 1937. On y a découvert une image de Bouddha assis sur le lotus, peint sur les murs intérieurs.


―  Bến đò Bạch Hạc

Gần nơi bước xuống bến đò là chợ Bạch Hạc với những quán tranh quán ngói và có 1 phương đình hay gác chuông với 2 từng mái, 8 góc mái vươn cong dưới những vòm lá xum xuê.

―  Débarcadère à Bạch Hạc.

Un marché est installé sur le débarcadère de Bạch Hạc, dans des pavillons de paille et de tuiles qui servent d'abris. On trouve ici un pavillon à double toiture avec huit angles qui s'incurvent, parmi les diverses voủtes des feuillages verts.


―  Một cổng đền ở Phú Thọ.

Đền dựng ngay trên bờ sông Nhị. Cổng đền tương đối mới (hồi đàu T.K. 20)

Kiến trúc khá nguy nga với 2 cây trụ lồng đèn, 1 lầu gác xây bên trên  đài cổng. Xa xa là bóng núi

Hùng. Cây trụ phát triển từ đơn sơ trơn nhẵn, đến đây là hoa mỹ tối đa với nét đắp nặn trong lồng đèn, hổ phù trên 4 mặt bồ đài (mái lồng đèn), rồi chóp dành dành (ở đây là 4 con phượng)

―  Portique d'un temple à Phu Tho

Le temple est construit sur le bord du Fleuve Rouge. Le portique est récent, il a été construit au début du 20e siècle. L'architecture est assez monumentale avec ses pylônes et son portique à étage. Ici, les pylônes arrivent à leur dernier stade de décoration.


―  Đền Xuân Lủng - T. Phú Thọ

Đặc biệt là tả hữu vu đều làm 2 tầng mái đầu hồi bít đốc, xây gạch để trần, dưới mở cửa xây vành cuốn tròn, trên đắp hổ phù mắt trợn, trán nhô, 2 chân khuỳnh ra đạp mây. Nhưng tả hữu 2 bên kiểu khác nhau, kể cả cây trụ xây kế bên. Bên hữu  là  tầu ngựa, bên tả là tầu voi. Đầu hồi tầu  voi đã được toà nhà Đông dương đại học xá ở Paris mượn kiểu để trang trí 1 đầu hồi của toà nhà.

― Le temple Xuân Lủng

Nous devons remarquer que les pavillons latéraux possèdent une double toiture et des murs à pignons aux briques visibles. Les pignons sont percés d'ouverture à arcade plein cintre. Le haut des pignons est décoré d'une tête de dragon en bas relief, vue d'en face. Le dragon a l'air menaçant, ses yeux sont grand ouverts, il a un front saillant, et des pattes qui s'écartent en s'appuyant sur des flocons de nuage.

Les deux pavillons diffèrent l'un de l'autre par la silhouette de leur pignon et par leur destination. Le pavillon de droite sert d'abri au cheval et celui de gauche à l'éléphant. Le pignon de gauche a servi de modèle à la décoration d'un pignon du pavillon d'Indochine à la cité universitaire de Paris.


―  Chùa Phù Lỗ :  Phù Lỗ - H. Kim Anh - T. Phúc Yên

Đây là một cảnh chùa cổ điển : nội công, ngoại quốc, lại thêm gác chuông trên mái nhà hậu là kiểu khá phổ thông về thế kỷ 17 thời Lê Trịnh.

―  Une pagode ancienne à Phù Lỗ - D. Kim Anh - P.Phúc Yên

C'est une pagode au plan classique H, inscrit dans un rectangle avec un clocher qui surgit sur la toiture du pavillon postérieur, conception d' architecture assez répandue au 17e siècle.


―  Đền Sóc Sơn - Xã Vệ Linh - H.Đa Phúc - T.Phúc Yên.

Đền dựng ở trong 1 thung lũng dưới chân 1 ngọn núi xã Vệ Linh, tương truyền là nơi Phù Đổng thiên vương, sau khi phá tan giặc Ân thì phi ngựa đến đây, cởi bỏ mũ áo rồi lên núi bay lên trời.

Ở đây dựng 2 ngôi đền, đền ngoài làm mái trùng thiềm có gắn chấn song con tiện. Đền này tương đối mới, xây lại khoảng đầu T.K 20 thời suy thoái của kiến trúc cổ truyền, nặng phần trang trí diêm dúa, trông mảnh mai, kém tinh vi; nhưng ở đây cảnh trí rừng núi tú lệ nên đền vẫn có một vẻ đẹp đáng lưu ý.

―  Le temple est érigé dans un vallon, au pied d'un monticule, d'où, d'après la légende, le génie de Phù Đong s'est envolé au ciel, après avoir anéantir les agresseurs Ân. Il s'y trouve deux sanctuaires. Celui évoqué dans ce dessin relativement nouveau a été reconstruit au début du 20e siècle.


―  Cổ Loa : Đình Xóm Giếng - Giếng Xóm Giếng

Giếng khơi đầu đình.. miệng xây đá Thanh và có miều thờ thần giếng trong vòng những mảnh tường bao quanh giếng.

Cổng dựng ở gần giếng là cổng xóm mà cũng là cổng nách của đình, kiểu cách cổ điển quen thuộc và xinh sắn của thôn quê Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét